Bác sĩ tĩnh mạch
ai dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ai dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tĩnh mạch. Có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được ví dụ như giới tính, tuổi tác, di truyền. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để giúp cho việc phòng bệnh và chữa bệnh được tốt hơn.

ai dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ai dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
  • Di truyền: các nghiên cứu cho thấy, bệnh tĩnh mạch có liên quan đến di truyền. Những người có cha và mẹ cùng bị bệnh suy tĩnh mạch, nguy cơ mắc bệnh tĩnh mạch lên đến 90%, nếu chỉ cha hoặc mẹ bị bệnh, nguy cơ giãn tĩnh mạch là 25% đối với nam và 62% đối với nữ.

  • Mang thai: liên quan mật thiết với bệnh suy tĩnh mạch. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh suy tĩnh mạch cao. Bởi khi mang thai, sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm cho các tĩnh mạch giãn. Ở đa số thai phụ, các tĩnh mạch giãn xuất hiện trong 03 tháng đầu thai kỳ. Đôi khi, triệu chứng suy tĩnh mạch còn là triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thai. Ở những người sinh nhiều con, khoảng cách giữa các lần sinh ngắn: nguy cơ bị suy tĩnh mạch càng cao.

  • Tuổi cao: tần suất mắc bệnh suy tĩnh mạch tăng theo tuổi. Khi chúng ta già, các tĩnh mạch cũng già theo. Có những biến đổi ở thành tĩnh mạch được ghi nhận bắt đầu ở tuổi 50 và tăng dần theo tuổi.

  • Giới nữ: giới nữ mắc bệnh tĩnh mạch cao hơn nam giới, nguyên nhân có thể do sự khác nhau về nội tiết tố, quá trình mang thai, nghề nghiệp…

  • Béo phì: nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch thứ phát từ yếu tố ít vận động và những vấn đề kèm theo của người béo phì.

  • Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như đứng lâu, ngồi lâu hay ngồi chéo chân, mặc quần áo bó sát ở phần trên cơ thể, thường xuyên đi giày cao gót, chế độ ăn ít chất xơ gây táo bón…có thể được xem là các yếu tố nguy cơ của bệnh suy giãn tĩnh mạch.