Bác sĩ tĩnh mạch
tại sao bị giãn tĩnh mạch

Tại sao chúng ta bị bệnh giãn tĩnh mạch?

Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh suy tĩnh mạch: Do van bị hư hỏng tạo nên dòng chảy ngược hoặc do tĩnh mạch bị tắc nghẽn.

1. Do dòng chảy ngược

Bình thường trong lòng tĩnh mạch chân có các van tĩnh mạch. Các van này được cấu tạo bởi 02 lá van hình túi hoặc như tổ chim, với mặt lõm hướng lên trên. Hai lá van này có một phần dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng tĩnh mạch.

tại sao bị giãn tĩnh mạch
[Giãn tĩnh mạch] Minh hoạ cơ chế suy van tĩnh mạch chi dưới.

Hàng trên- cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch bình thường
Hàng dưới- khi tĩnh mạch giãn hay các van bị hư hại.

Khi chúng ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực để chảy về tim. Điều này nhờ vào lực hút từ lồng ngực từ hoạt động hít thở, từ tim và sự phối hợp hài hoà của các van tĩnh mạch với các nhóm cơ chi dưới. Cụ thể, khi cơ ở chân co, các van phía dưới sẽ đóng lại đồng thời các van phía trên sẽ mở ra, máu được đẩy về tim. Khi cơ ở chân thả lỏng, các van phía trên sẽ đóng lại cản dòng máu chảy ngược xuống ; đồng thời van phí dưới mở ra, để máu từ bàn chân đi lên đổ đây tĩnh mạch. Cứ như vậy, toàn bộ tiến trình này được gọi là bơm tĩnh mạch (hình 1 – hàng trên).

Khi van bị hư, sẽ xuất hiện dòng máu chảy ngược với thông thường (hình 1 – hàng dưới). Thay vì chỉ đi từ bàn chân lên tim, một phần máu sẽ đi theo chiều ngược lại. Hậu quả là làm ứ đọng, tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch.

2. Do tắc nghẽn tĩnh mạch

Các tĩnh mạch sâu có thể bị tắc nghẽn do cục máu đông trong lòng mạch được gọi là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu; hoặc do chèn ép từ bên ngoài trong các hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, hội chứng kẹp hạt d, hội chứng bẫy tĩnh mạch khoeo,…

bệnh giãn tĩnh mạch
[Giãn tĩnh mạch] Minh hoạ dòng máu di chuyển theo đường phụ khi đường chính bị tắc nghẽn.

Theo phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi nhánh chính bị tắc nghẽn, dòng máu sẽ tìm đường đi khác qua các nhánh tĩnh mạch phụ để về tim. Các nhánh tĩnh mạch phụ thường có kích thước nhỏ, nên bắt buột phải giãn to ra để đảm nhận việc vận chuyển một lượng máu lớn.

Nếu sự vận chuyển máu qua các tĩnh mạch phụ không đủ, sẽ có hiện tượng ứ đọng máu ở các tĩnh mạch phía dưới chỗ tắc, làm tăng áp lực nội lòng tĩnh mạch, kéo theo hiện tượng viêm và hậu quả là bênh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện.