Bác sĩ tĩnh mạch
cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bạn cần làm gì khi nghi ngờ mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mạn tính mà khi đó van tĩnh mạch bị tổn thương, không thể đẩy máu lưu thông tốt gây ứ đọng máu, lâu dần gây giãn các tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ bệnh chiếm đến 40% trong số người trưởng thành. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người không biết mình bị mắc bệnh.

Bạn Cần Làm Gì Khi Nghi Ngờ Mình Mắc Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch?
Bạn Cần Làm Gì Khi Nghi Ngờ Mình Mắc Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch?

Những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thường là cảm giác đau nhức chân và khó chịu khác như nặng chân, mỏi chân, cảm giác nóng, ngứa, và co cứng hay chuột rút về đêm. Đứng sẽ có cảm giác tê như máu chảy dồn xuống chân và có cảm giác châm chích rất khó chịu. Những triệu chứng này thường sẽ nặng hơn khi người bệnh đứng lâu hay ngồi lâu, khi hành kinh, khi mang vác nặng, gặp thời tiết nóng bức.

Khi bạn đang gặp phải những dấu hiệu nêu trên, hãy cùng Bác Sĩ Tĩnh Mạch xem qua một số lời khuyên để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời khi mắc bệnh nhé!

Hãy đến khám tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch

Khi có nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tiến hành siêu âm huyết động học để xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Hiện nay nguyên nhân giãn tĩnh mạch chưa được xác định rõ ràng nhưng từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên thay đổi các thói quen: Không nên mặc quần bó sát hoặc mang giày cao gót thường xuyên, hạn chế rượu bia, ăn nhữngthức ăn nhiều vitamin, chất xơ…và tập luyện thể dục thể thao để giúp cho thành mạch máu chắc khỏe, giảm nhẹ các triệu chứng về bệnh.

Thực hiện đúng những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và thăm khám định kỳ

Suy tĩnh mạch là một bệnh lý mạn tính, do đó không thể tự khỏi. Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị bằng cách thay đổi lối sống, uống thuốc và mang vớ ép chân.

  • Khi có những tĩnh mạch giãn với kích thước nhỏ có thể chích xơ.
  • Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, thì cần phải điều trị tích cực, với nội khoa và ngoại khoa phối hợp.

Thông thường sau khi điều trị một thời gian, bệnh sẽ cải thiện các triệu chứng. Nhất là khi phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất. Sau một thời gian, nhiều người bệnh sẽ quên mất rằng mình có bệnh, nên không còn tái khám để theo dõi bệnh, cũng như không còn chú ý đến việc tuân thủ lối sống có lợi cho bệnh tĩnh mạch cũng như các biện pháp phòng tránh tái phát. Điều này có thể làm cho bệnh có thể tái phát.

Do đó, những bệnh nhân có bệnh suy tĩnh mạch, sau khi đã khỏi bệnh nên duy trì các phương pháp tập luyện có lợi cho tĩnh mạch và nên tái khám định kỳ ở các cơ sở chuyên khoa mạch máu, để theo dõi tiến triển của bệnh mà từ đó có phương pháp điều trị bổ sung kịp thời.